Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ tát Phật giáo Đại thừa nổi tiếng, đặc biệt phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay ở Việt Nam. Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được Phật tử khắp nơi coi là đấng cứu rỗi của lòng từ bi bao la, người tìm cách cứu chúng sinh bị mắc kẹt trong địa ngục.
Vậy Bồ Tát Địa Tạng là ai? Những điều nên biết về Địa Tạng Vương Bồ Tát là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Phật Giáo 247.
Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai?
Theo Phật giáo Đại Thừa, Đức Địa Tạng Bồ Tát là một trong sáu vị Bồ Tát quan trọng trong lịch sử. Cùng với Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và Bồ Tát Di Lặc.
Danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát có nghĩa là nhẫn nhục, tĩnh lặng như đất lớn, suy tư sâu xa, kín đáo như kho tàng bí mật.
Địa Tạng Bồ Tát có đại nguyện là “Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề”, nghĩa là nếu chưa cứu độ tất cả chúng sinh thì sẽ không đắc Bồ Đề, nếu có lúc đọa vào địa ngục, Ngài thề không thành Phật.
Nhưng do bản chất chúng sinh tạo ra vô lượng vô lượng nghiệp, nên công đức cứu độ của Địa Tạng Bồ Tát cũng vô lượng vô biên.
Ý nghĩa Địa Tạng Vương Bồ Tát một tay cầm ngọc Minh Châu, tay kia cầm gậy tượng trưng cho sáu đường luân hồi để cứu độ tất cả chúng sinh trong địa ngục.
Sự Tích Gắn Với Tiền Thân Của Bồ Tát Địa Tạng
Theo Kinh Địa Tạng Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát có bốn tiền thân tương ứng với bốn đại nguyện của Ngài như sau:
Trưởng giả
Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một vị Trưởng giả, và nhờ phước lành của mình, ông đã có thể chiêm ngưỡng và tiếp nhận lời dạy của Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai. Từ đây, Ngài nguyện rằng từ nay đến mai sau, trong sáu đường chúng sinh tội khổ mà bày giảng nhiều phương tiện để họ được giải thoát rồi mới chứng thành Phật quả.
Người Nữ Của Dòng Dõi Bà La Môn
Trong vô số kiếp quá khứ, vào thời Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ thuộc dòng Bà-la-môn. Trái ngang thay, mẹ của cô lại là người đã tạo nhiều ác nghiệp, hoàn toàn không tin vào nhân quả nên khi chết đã bị đọa vào địa ngục.
Với tấm lòng hiếu thảo, cô đã thực hiện vô số việc thiện để hồi hướng những công đức này cho mẹ và cầu xin Đức Phật phù hộ. Đức Phật nói với cô rằng mẹ cô đã thoát khỏi địa ngục và được vãng sanh về cõi trời.
Cô đã phát nguyện với Đức Phật rằng bây giờ và trong tương lai, đối với những chúng anh mắc phải tội khổ, cô sẽ lập ra nhiều phương chước để họ được giải thoát.
Vị Vua Yêu Thương Dân Chúng
Trong vô số kiếp quá khứ, vào thời của Đức Phật Toàn Tri và Như Lai Thành tựu, Bồ Tát Địa Tạng là một vị vua rất yêu thương thần dân của mình. Nhưng chúng sanh thời đó đã tạo ra rất nhiều ác nghiệp.
Vì vậy, Ngài đã phát nguyện với Đức Phật rằng nếu Ngài không độ hết những kẻ tội khổ và làm những điều an vui được chứng quả Bồ đề thì Ngài nguyện không thành Phật.
Hiếu Nữ Có Nhiều Phước Đức Tên Gọi Quang Mục
Vào thời Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai Bồ Tát Địa Tạng là một hiếu nữ có nhiều phước đức tên gọi Quang Mục. Tuy nhiên, mẹ của Quang Mục là người độc ác, đã tạo vô số ác nghiệp nên khi qua đời bà đã bị rơi vào cõi địa ngục.
Sau khi Quang Mục biết được mẹ mình đang phải chịu khổ trong địa ngục, cô đã vâng theo lời dạy của một vị La Hán, phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh của Đức Phật và thành tâm xưng niệm danh hiệu của Phật để cầu nguyện, nhờ cứu độ mẹ mình.
Sau đó, mẹ nàng đã thoát khỏi địa ngục và tái sinh ở nhân gian, nhưng hình phạt sinh ra trong một gia đình nghèo hèn và tuổi thọ ngắn ngủi là điều không thể tránh khỏi.
Với lòng hiếu thảo của mình, Bồ Tát Địa Tạng, nay là Quang Mục, đã phát nguyện với Đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai rằng từ nay cho đến hàng ngàn kiếp sau, Ngài nguyện cứu vớt những chung sanh chịu tội khổ ở địa ngục cùng ba ác đạo cho đến khi tất cả đều thoát khỏi chốn đạo ác trở thành Phật thì Ngài mới thành bậc Chánh Giác.
Danh xưng Ngài Bồ Tát Địa Tạng
Tên Bồ Tát đọc theo tiếng Phạn là Khất Xoa Để Nghiệt Sa (Ksitigarbha), Hán dịch là Địa Tạng. Nhưng trong các bản Kinh truyền dịch, tên Ngài cũng có chỗ được dịch dài hơn, kể ra như dưới đây:
- Là tên thông dụng trong các bản dịch Kinh. Ý nghĩa chữ “Địa Tạng” như trong Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh Sớ của Đại Sư Ngẫu Ích đã giảng rộng.
- Xuất từ phẩm Nhập Pháp Giới của Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm bản dịch đời Tấn.
- Phát xuất từ Kinh Phật Thuyết La Ma Già được dịch vào đời Tây Tần. Kinh này chính là bản dịch khác của phẩm Nhập Pháp Giới.
- Phát xuất từ Kinh Đại Thừa Bổn Sinh Tâm Địa Quán dịch vào thời Đường. Ngài Lai Châu đời Thanh giải thích: “Chấp chưởng U Minh, tùy nguyện tự tại; vì thế được tôn là Vương”. Nghĩa chữ Vương rất rộng, lời giải thích trên chưa được trọn vẹn.
Ngài là đại biểu cho một khuôn mẫu tốt đẹp và tích cực nhất của lý tưởng Bồ Tát đạo, qua hành động dấn thân, lăn xả vào chốn địa ngục lầm than để cứu độ chúng sinh với lời nguyện bất hủ: Khi nào trong cõi địa ngục còn một chúng sinh khổ đau, Ngài sẽ không bao giờ trọn thành Phật đạo.
Thế nên được tôn sùng như là vị “U Minh Giáo Chủ”, Bồ Tát Địa Tạng đã được quần chúng phật tử tại Á châu theo truyền thống Bắc tông tôn thờ tín ngưỡng.
Công đức Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát
Công Đức Của Đức Địa Tạng
Bồ Tát Địa Tạng đã đạt đến quả vị này là do một phát tâm từ bi dũng mãnh muốn cứu vớt tất cả những khổ đau của chúng sinh, đặc biệt là những chúng sinh đang chịu khổ nạn trong địa ngục, được huân tập qua một quá trình tu tập, trải qua hằng hà sa số kiếp, một vài kiếp nổi bật được đức Phật nhắc lại trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện.
Niềm tin vào công đức của Tam Bảo, Thần lực của chư tăng luôn là phương pháp tối thắng để cứu độ chúng sinh, Bồ Tát Địa Tạng cũng như vậy, Ngài luôn nhất tâm kính tin về điều ấy, cho nên khi còn hành Bồ Tát đạo Ngài luôn dùng phương pháp cúng dường Tam Bảo, nương nhờ thần lực của Phật, oai linh của chúng tăng để cứu độ cha mẹ chúng sinh.
Thế nên tự lực và tha lực luôn là điểm then chốt song song phải tu trì trong hành trình tu nhân thành Phật và chính Bồ Tát Địa Tạng là người đã và đang hành trì, Ngài đã dùng chính sự tu trì của mình cho chúng ta thấy pháp môn “Bất nhị” này. Phát thệ nguyện cứu khổ chúng sinh, ấy là tự lực, công đức thần lực Tam Bảo.
Hiếu đạo là cốt lõi của tâm tự lực, dùng tâm hiếu để phát khởi đại bi tâm, thương xót và rồi phát đại nguyện tâm, thệ độ tận pháp giới chúng sinh ấy là tha lực.
Kinh Địa Tạng
Phật dạy phúc đức cung dưỡng cha mẹ ngang bằng với việc cúng dường Phật. Vì thế ngay với người xuất gia, hiếu dưỡng vẫn được coi trọng. Không phải tu đạo bậc Thánh thì bỏ bê đạo đức của người đời. Phật dạy cắt ái ly gia, chẳng qua là để giúp việc hiếu hạnh được thăng hoa hơn.
Trong Kinh Địa Tạng chép:
“Thuở quá khứ khi Ngài làm cô gái Quang Mục, vì muốn cứu độ mẹ thoát địa ngục mà phát tâm cúng dường vị La Hán và phát đại thệ nguyện độ sinh để dẫn dắt mẹ từ cảnh địa ngục vào đạo Bồ đề”
Phật muốn dùng sự tướng của Bồ Tát Địa Tạng để chỉ đến một chân lý tuyệt diệu, sâu mầu nơi Như Lai Tạng Tính có đầy đủ các cõi là mười phương quốc độ tam thiên đại thiên thế giới.
Ai cũng đều có sự nhất tâm tinh tấn vượt lên các cõi đã tự tạo, tham lam, sân hận, si mê vì dính mắc trụ vào sáu căn, sinh tâm ưa thích nên phiền não, mê muội theo nghiệp ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục. Tự tính thanh tịnh sáng suốt có khả năng đập vỡ được vô minh.
Gậy vàng tích trượng tượng trưng cho tâm vàng rắn chắc, y pháp (tự chân) không xen lẫn niệm vô minh, vọng tưởng làm ô nhiễm. Bồ Tát Địa Tạng dùng gậy dộng ba cái, cửa ngục liền mở toang, là sự thanh tịnh từ tự tính sáng suốt, chiếu soi sẽ phá được ba cửa ngục tham, sân, si tức là ba ngục mê muội, ngạ quỷ, súc sinh.
Nhờ ánh sáng chân lý chiếu soi thoát được vô minh, nhập vào cõi Tây phương Tịnh độ.
Ý Nghĩa Của Việc Thờ Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát
Nếu những thiện nam tín nữ nào chi tâm quy y, chiêm ngưỡng, lễ bái, cúng dường, tô vẽ hình tượng Địa Tạng Vương Bồ tát trong hiện tại sẽ được tiêu trừ bệnh tật, các tội chướng, tiêu trừ tai họa, có thể thoát khỏi hiểm nguy, được quỷ thần hộ về.
Người thành tâm tụng niệm danh xưng của Địa Tạng Bồ tát cũng được trí huệ to lớn, mau chóng hoàn thành ước nguyện.
Những người không thể siêu thoát vì bất kể điều gì đó thì sẽ đến và được ngài hóa kiếp bằng những hành động có ích cho xã hội, cho người khác.
Những người thờ phụng Địa Tạng Bồ Tát, khi hiểu về sự tích câu chuyện của ngài khi cứu mẹ thì bất giác cũng sẽ có lòng biết ơn, thành kính với cha mẹ mình. Trong lòng tự nhiên sẽ nảy sinh ý niệm, ước ao được làm tròn đạo hiếu và sẽ tự giác thành kính tự nguyện đảnh lễ Địa Tạng Bồ tát.
Bởi Ngài là biểu trưng cho tinh thần hiếu đạo, công đức của Ngài sâu như biển cả, rộng như hư không.
Những chúng sinh nào niệm danh hiệu Địa Tạng, niệm kinh Địa Tạng, hồi hướng cho người thân của mình sẽ giúp họ tiếp cận được thiện tri thức, gieo nhân thiện, biết rõ nhân quả, biết hối hận biết tội lỗi.
Dựa vào thần lực của Địa Tạng Bồ tát và công đức bản thân mà thoát khỏi nỗi khổ nơi địa ngục, không bị lưu lạc vào ác đạo, sớm tái sanh ở cõi Trời, cõi người.
Những Lưu Ý Khi Thờ Tượng Địa Tạng Vương Bồ tát
Khi thờ tượng Phật Địa Tạng Vương tại nhà, gia chủ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Có thể được thờ tượng một mình hoặc thờ trong bộ Ta Bà Tam Thánh.
- Khi chọn tượng Ngài , bạn nên quan sát kỹ và yêu cầu những bức tượng có bố cục hợp lý, tính thẩm mỹ cao. Tránh chọn tượng có đôi môi chum, mày cau, không có thần thái từ bi hỷ xả.
- Nếu thờ tượng như Giếng, đối với Đức Phật thì tượng Phật được đặt ở vị trí cao nhất, tiếp đến là tượng Địa Tạng Bồ Tát. Bàn thờ Phật nên đặt ở trung tâm ngôi nhà, quay về hướng chính để phát huy tối đa tác dụng tạo sự bình an, hạnh phúc.
- Bàn thờ Phật phải cao hơn đầu gia chủ. Đối với nhà phố, đặt tượng Phật ở phòng cao nhất, hướng ra ban công, không để các không gian khác chồng chéo.
- Tránh đặt bàn thờ ở những nơi đông người. Không đặt bàn thờ hướng về phía nhà vệ sinh, bếp, phòng ngủ, chân cầu thang.
- Trước khi cầu nguyện, bạn nên chuẩn bị một bàn thờ Phật chu đáo và trang nghiêm, đầy đủ các đồ vật cần thiết như bình hoa, đĩa trái cây, lư hương, một đôi đèn thờ và một bát nước sạch.
- Những mặt hàng dễ hư hỏng như hoa và trái cây nên được thay thế thường xuyên. Nếu quả nào dùng được thì dùng hoặc cho đi. Đừng vứt nó đi trừ khi trái cây bị hư hỏng.
- Nên cúng vào các ngày như mùng 1, 15, các ngày lễ lớn của Phật giáo và ngày 30 tháng 7 âm lịch (ngày nhập hồn của Địa Tạng Bồ Tát).
Kết Luận
Trong đạo Phật, Địa Tạng Vương Bồ Tát được coi là một trong những Đại Bồ Tát đại diện cho lòng từ bi và sự cứu độ chúng sinh. Với vai trò là người bảo vệ và giúp đỡ, Địa tạng vương bồ tát thường được người Phật tử tìm đến để nhờ sự bảo hộ và giúp đỡ trong cuộc sống và sau khi qua đời.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về đạo Phật và những vị Bồ Tát có vị trí và đạo hạnh tôn quý giúp bạn có thể thực hành Phật pháp và thờ cúng đúng chuẩn.