Những tin đồn thất thiệt như Thích Nhất Hạnh Có Vợ Con? “Việt Cộng”?… về Thầy Thích Nhất Hạnh đã tạo nên những hiểu lầm to lớn ảnh hưởng đến uy danh của Thầy. Đây là những tin đồn bịa đặt, vô căn cứ nhầm hủy hoạt và bôi nhọ danh dự của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cuộc đời Thầy và sự thật về đằng sau những câu chuyện, những lời đồn thất thiệt này.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Là Ai?
Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là một vị Thiền Sư của nền Phật giáo Việt Nam, một nhà giáo, một tác giả của nhiều tác phẩm thơ văn, đồng thời là nhà hoạt động vì hòa bình thế giới vô cùng nổi tiếng. Hòa Thượng sinh ngày 11/10/1926 tại Huế, tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo.
Ngay từ nhỏ, Thầy Nhất Hạnh đã được tiếp xúc với rất nhiều văn học Phật giáo và đọc nhiều kinh điển. Nên vào năm 1949, khi vừa tròn 16 tuổi, Thầy đã xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu (Huế), được hòa thượng Thanh Quý Châu Thật chỉ bảo, dẫn dắt và lấy pháp danh là Trừng Quang, pháp hiệu là Nhất Hạnh.
Quá Trình Tu Hành và Đạo Hạnh Của Thầy Thích Nhất Hạnh
Thời Kỳ Hành Đạo Tại Việt Nam
Năm 1956, Thầy tốt nghiệp tại Phật học Viện Báo Quốc theo trường phái Đại thừa, chính thức trở thành một nhà sư năm 23 tuổi và trở thành người tiên phong trong nghiên cứu chủ đề thế tục thời điểm bấy giờ.
Với tư chất bẩm sinh và tinh thần học tập không ngừng, Thầy Thích Nhất Hạnh đã sớm được công nhận là một Thiền Sư dòng thiền Lâm Tế Liễu Quán đời 42 và được coi là một nhà lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu.
Năm 1956, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đảm nhận vai trò Tổng biên tập tờ Phật giáo Việt Nam của Tổng hội PGVN.
Khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam nổ ra, sư Thầy thành lập ra phong trào Phật giáo Nhập thế.
Năm 1960, Thầy Thích Nhất Hạnh thành lập trường Thanh niên phụng sự xã hội (SYSS) tại Cầu Tre, Tân Bình, Sài Gòn.
Thời Kỳ Hành Đạo Tại Nước Ngoài
Năm 1961, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sang Hoa Kỳ để giảng dạy về tôn giáo tại Đại học Princeton và Đại học Cornell.
Năm 1963, Thầy tốt nghiệp bằng thạc sĩ tại Đại học Columbia. Sau này cũng có khoảng thời gian thầy về Đại học Columbia để giảng dạy tôn giáo.
Sau đó, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sáng lập nhà xuất bản Lá Bối và là một thành viên sáng lập Viện Đại học Vạn Hạnh nơi tập hợp nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.
Tháng 6/1965, Thiền Sư đã viết thư cho Martin Luther King Jr (một nhà hoạt động nổi tiếng ở Mỹ) để kêu gọi ông công khai chống chiến tranh tại Việt Nam.
Năm 1966, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh thành lập dòng tu Tiếp Hiện – The order of interbeing.
Ngày 1/5/1966, Thiền Sư được sư phụ Châu Thật trao Ấn khả tại chùa Từ Hiếu, chính thức trở thành một vị Thiền Sư và là một nhà lãnh đạo tinh thần của ngôi chùa này.
Năm 1969, Thầy trở thành một nhà lãnh đạo phái đoàn Phật giáo ở Paris Peace Talk.
Đầu những năm 1970, Thầy giảng dạy, nghiên cứu Phật giáo tại Đại học Sorbone (Pháp). Trong thời gian này, thầy đã viết sách về nghệ thuật chánh niệm và sống hòa bình.
Năm 1975, Thầy vẫn tích cực nghiên cứu, học tập và xây dựng cộng đồng Phật giáo Sweet Potato gần Paris (Pháp).
Ngày 24/6/2019, Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao tặng giải thưởng Hòa bình Luxembourg. Đây là một giải thưởng do quỹ Hòa bình Schengen và Diễn đàn Hòa bình Thế giới phối hợp thực hiện.
Thời Kỳ Trở Về Nước
Năm 2005, Thầy Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam cùng với 100 tăng ni và 90 thành viên khác của Làng Mai. Từ ngày 12/1 – 11/4/2005, Thầy ở tại chùa Từ Hiếu (Huế) và thực hiện nhiều buổi thuyết giảng tại nhiều nơi trên cả nước.
Năm 2007, Thiền Sư Nhất Hạnh cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế (Làng Mai) về Việt Nam để tổ chức các khóa tu cùng một số buổi pháp thoại và gặp gỡ Tăng Ni, Phật tử.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh được mời sang Việt Nam với tư cách là một trong ba diễn giả chính tại hội nghị quốc tế của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tổ chức tại Hà Nội năm 2008.
Từ năm 2014 – 2016, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trải qua quá trình điều trị sau một lần bị đột quỵ Dù di chứng của một cơn đột quỵ khiến Thầy bị liệt một phần và không thể nói được, nhưng Thầy Thích Nhất Hạnh vẫn tích cực tham gia đi bộ, thiền định, ăn chay và thực hiện một số nghi lễ Phật giáo.
Tháng 8/2017, Hòa Thượng một số đệ tử của ngài trở về Việt Nam viếng chùa Từ Hiếu ở thành phố Huế sau khi sức khỏe được cải thiện.
Tháng 10/2018, khi trở về Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gửi thư đến chư Tăng Ni của Tổ Từ Hiếu, bày tỏ mong muốn “trả lá khô về cội”, tức là xin ở lại tổ tiên ngôi chùa suốt quãng đời còn lại cho đến khi qua đời.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào nửa đêm ngày 22/01/ 2022, thọ 96 tuổi, tại chùa Từ Hiếu ở Huế, nơi ngài bắt đầu con đường xuất gia vào năm 1942.
Thích Nhất Hạnh Có Vợ Con Không?
Dưới đây chính là tấm ảnh đã khơi nguồn tin tồn vô căn cứ về tin tức Thầy Thích Nhất Hạnh Có Vợ Con.
Một số tin đồn cho rằng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có vợ là Ni Sư Chân Không và có 2 cô con gái nhưng đây là thông tin bịa đặt vô căn cứ.
Sự việc này nổi lên sau khi Thiền sư rời đi. Có người nào đó đã đăng một bức ảnh mơ hồ có ông vài một vài phụ nữ, trẻ em, và khẳng định dứt khoát rằng họ là gia đình Thầy Thích Nhất Hạnh Trong số những người đưa và lan truyền tin giả này, thậm chí có cả người từng làm việc trong Bộ Nội vụ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tuy nhiên, bình luận này nhanh chóng bị vạch trần bởi đó là bức ảnh gia đình họa sĩ Võ Đình đến thăm ông Thích Nhất Hạnh và chụp làm kỷ niệm. Chính vợ của họa sĩ Võ Đình đã công khai tố cáo bọn côn đồ nhặt, cắt, ghép ảnh gia đình do chính họa sĩ Võ Đình chụp cho Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và các con của họa sĩ Võ Đình. Tiếc thay tiếng nói thật vẫn đang chìm đắm trong sự loạn lạc của tin đồn vô căn cứ.
Thầy Thích Nhất Hạnh Ủng Hộ Cộng Sản, Cấu Kết Với Cộng Sản?
Ngay khi Thầy Thích Nhất Hạnh qua đời , đã có một bài viết trên Facebook của một vị linh mục hiện sống tại Mỹ viết rằng Thầy Thích Nhất Hạnh là “tay sai của cộng sản” hay “đi đêm với cộng sản” từ những năm 60, là hoàn toàn phi lý, vì đó là một nhận định không có căn nguyên.
Để phủ nhận tin đồn bịa đặt này nhiều dẫn chứng đã được đề cập như sau:
- Thầy Thích Nhất Hạnh đã từng đưa ra rất nhiều ngôn và nhận định về việc bất đồng với chế độ cộng sản có thể tìm thấy dễ dàng bằng một cú click trên Google.
- Trong các lần trở về Việt Nam, sư thầy đã nói trực tiếp và thậm chí vận động chính quyền Hà Nội về những cải cách chính trị, thả tù nhân lương tâm hay tự do tôn giáo (tập 1, bộ Wikileaks, báo người Việt ở Mỹ, Vũ Quí Hạo Nhiên, viết cho người Việt).
Thầy Thích Nhất Hạnh “Bịa đặt chuyện Mỹ Bỏ Bom Và Giết 300.000 dân”
Đây là một trong những phát ngôn chủ chốt, thu hút vô số ý kiến chỉ trích và cho rằng ông Thích Nhất Hạnh là “người Việt cộng sản”. Theo báo cáo trên các diễn đàn trực tuyến, ông Thích Nhất Hạnh đã “bịa đặt câu chuyện về vụ đánh bom của Mỹ và cái chết của 300.000 người” để kêu gọi thế giới phản đối chiến tranh Bắc – Nam.
Thực tế câu chuyện như sau: Thầy thích Nhất Hạnh chia sẻ về một bài thơ của Thầy lấy cảm hứng khi Thầy nghe tin Bến Tre với dân số 300 ngàn người bị ném bom phá hủy vào năm 1968 khi quân đội Mỹ có tin là khoảng chục lính việt cộng đang ẩn nấp trong đó. Bất nhẫn hơn vì qua một bản tin của hãng thông tấn AP, một cấp chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng:
“Đã là sự cần thiết để phá hủy thành phố này nhằm cứu nó” (It was nesscesay to destroy town to save it) trong bản tin tường trình chiến sự từ Việt Nam vào đầu năm 1968.
Thầy Thích Nhất Hạnh đã thông tin sai về số người (khi đó Bến Tre có số dân từ 30.000-35.000 người) nhưng nội dung thì hoàn toàn không giống gì với những tin đồn về “tố cáo” và “phục vụ cho việt cộng” vẫn đang thao túng nhiều nơi.