Những lời Phật dạy về đạo làm người trong Phật giáo giúp mỗi người tìm ra chân lý cuộc sống và thanh lọc tâm hồn để trở nên thiện an. Là lời vàng ngọc khuyên nhủ mỗi chúng ta hãy tránh xa những ác ý, những điều xấu để trở thành người tốt, có ích cho xã hội.
Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi chiêm nghiệm những những điều Phật dạy từ đây thấu tỏ được vẻ đẹp Phật pháp và con đường dẫn đến cuộc sống an yên.
Đạo Làm Người Trong Phật Giáo
Phật giáo thường giải thích rằng con người phải phát triển trí tuệ và lòng từ bi. Giáo lý trung tâm của Phật giáo là trí tuệ và lòng từ bi gắn bó chặt chẽ với nhau. Đức Phật dạy rằng để đạt được giác ngộ, một người phải phát triển cả hai phẩm chất này.
Trí tuệ và lòng từ bi đôi khi được ví như hai đôi cánh phối hợp với nhau để giúp con chim bay hay hai con mắt phối hợp với nhau để giúp con người nhìn rõ hơn. Đây không phải là những “nguyên tắc” mà là những phẩm chất sâu sắc của con người mà một người cố gắng phát triển.
Lời Phật Dạy Về Đạo Làm Người
Vâng Làm Mọi Việc Thiện
“Việc làm mang lại lợi ích cho người khác, đó gọi là thiện. Việc làm chỉ mưu lợi ích riêng cho bản thân mình, đó gọi là ác. Nếu có thể mang lại lợi ích cho người, thì việc mắng nhiếc, nhục mạ người cũng đều là thiện. Nếu chỉ vì lợi ích riêng tư cho bản thân mình thì việc cung kính, lễ phép với người khác cũng đều là ác”.
“Vì thế, người làm việc thiện lấy sự lợi ích cho người khác làm việc chung, thì việc chung ấy là chân thật. Xem lợi ích của bản thân mình là việc riêng tư, việc mưu lợi riêng tư ấy ắt là giả dối”.
“Làm việc thiện xuất phát từ tâm chân thành là chân thật. Không xuất phát từ bản tâm, chỉ bắt chước làm theo là giả dối.”
“Làm việc thiện mà hoàn toàn không vướng chấp vào hình tướng là chân thật. Vướng mắc nơi hình tướng phân biệt là giả dối.“ Đối với hết thảy những việc tương tự khác, các ông đều nên dựa theo các nguyên tắc nêu trên mà tự mình khảo xét phân biệt giữa thiện hay ác, chân thật hay giả dối.”
Không Hành 6 Nghề Ác
6 Nghề đặc trong lời dạy của Phật về đạo làm người không nên hành vì không phù hợp với tâm từ bi, cứu độ chúng sinh của Phật giáo, gây đau khổ bi ai cho chúng sinh khi bỏ báo thân bị đày vào khổ ải triền miên:
- Không làm nghề săn bắn
- Không làm nghề chài lưới
- Không làm nghề buôn bán thịt sống
- Không làm nghề buôn bán thịt chín
- Không làm nghề sản xuất và buôn bán rượu bia, các sản phẩm và dịch vụ gây nghiện
- Không làm nghề buôn bán người
Bốn tội ác trong đạo Phật thường chỉ dạy cho chúng sinh: tham – sân – si – hận.
Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ là 4 đại kỵ xấu xa tàn độc mà con người cần tránh.
Kinh nhà Phật hướng con người không vướng vào nghiệp báo nhân quả để không phải chịu khổ đau, bệnh tật. Buông được tham – sân – si – hận là buông bỏ được nghiệp ác trong bản ngã mỗi chúng ta.
Trọn Hết Bổn Phận
Phật giáo về bản chất không thể tách rời khỏi pháp thế gian. Người sống trên đời phải biết tôn trọng bổn phận của mình. Với cha nói đến từ, với con nói đến hiếu, anh nhường, em kính, chồng xướng, vợ theo, ai nấy tận hết bổn phận để lập nền tảng.
Từ đó, chúng ta coi trọng sự tôn trọng hơn, duy trì sự chân thành, khắc kỷ, giữ lịch sự, hiểu rõ nhân quả và mong tránh được luân hồi; Đừng làm điều ác, hãy làm điều tốt, tin vào niệm Phật và cầu vãng sanh Tây Phương.
Đối xử với người phải giữ lòng trung, hiếu thảo với cha mẹ và ông bà; Với anh em, chúng ta phải tôn trọng và yêu thương nhau; với bạn bè chúng ta phải duy trì sự tin tưởng. Kế đó thờ Phật học kinh, thường nhớ nghĩ làm theo lời Phật dạy. Báo đáp bốn ơn sâu, thực hành rộng khắp theo Tam giáo.
Đây gọi là những điều Phật dạy về đạo đức con người. Đây là lý do vì sao trong Kinh Thiện Sanh, Đức Phật dạy rất rõ ràng về cách làm người. Người học Phật nên một lần đọc qua kinh này để biết. Nay chỉ trích sơ lược những điều căn bản vào trong bài viết này mà thôi.
Bổn Phận Của Người Làm Con
Phật dạy: “Này Thiện Sanh, kẻ làm con phải kính thuận cha mẹ với năm điều. Những gì là năm?
- Cung phụng không để thiếu thốn.
- Muốn làm gì thưa cha mẹ biết.
- Không trái điều cha mẹ làm.
- Không trái điều cha mẹ dạy.
- Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm.
Bổn Phận Của Cha mẹ Với Con Cái
Phật dạy: “Kẻ làm cha mẹ phải lấy năm điều này chăm sóc con cái:
- Ngăn con đừng để làm ác.
- Chỉ bày những điều ngay lành.
- Thương yêu đến tận xương tủy.
- Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
- Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.
Này Thiện Sanh, kẻ làm con kính thuận và cung phụng cha mẹ thế thì phương ấy được an ổn không có điều lo sợ.”
Bổn Phận Của Người Chồng
Phật dạy: “Này Thiện Sanh, chồng cũng phải có năm điều đối với vợ:
- Lấy lễ đối đãi nhau.
- Oai nghiêm không nghiệt.
- Cho ăn mặc phải thời.
- Cho trang sức phải thời.
- Phó thác việc nhà.
Bổn Phận Của Người Vợ
Phật dạy: “Này Thiện Sanh, chồng đối đãi vợ có năm điều, vợ cũng phải lấy năm việc cung kính đối với chồng. Những gì là năm?
- Dậy trước.
- Ngồi sau.
- Nói lời hòa nhã.
- Kính nhường tùy thuận.
- Đón trước ý chồng.
“Này Thiện Sanh, ấy là vợ đối với chồng cung kính đối đãi nhau, như thế thì phương ấy được an ổn không điều gì lo sợ.
Bổn Phận Với Thân Tộc
Phật dạy: “Này Thiện Sanh, người ta phải lấy năm điều thân kính đối với bà con:
- Chu cấp.
- Nói lời hiền hòa.
- Giúp đạt mục đích.
- Đồng lợi .
- Không khi dối.
Lời Phật Dạy Về Chữ Tâm
Lời Phật dạy về chữ Tâm rằng: “Một khi chỉ cần thoáng tâm sân hận khởi lên, nếu không kiềm chế loại bỏ hoặc khắc phục thì ngay lập tức muôn ngàn đau khổ, chướng ngại sẽ nối tiếp theo”.
Tâm trong Phật là: Tập, khởi Tâm, tư lượng Tâm, Liễu biệt Tâm, Kiên thực Tâm, Tinh yếu Tâm, Nhục đoàn Tâm.
Theo lời Đức Phật, mọi chuyện trên thế gian này dù đúng, sai hay tốt, xấu hoặc lành, dữ thế nào đều do vọng tâm của con người tạo ra. Vì thế sự cảm thị của Tâm sẽ tùy thuộc vào mỗi người, không ai giống nhau.
Đức Phật còn dạy: “Căn bản của sanh tử luân hồi là vọng tâm. Căn bản của bồ đề Niết bàn là chân tâm”.
Được hiểu là mỗi ngày chúng ta nên sống trong vọng tâm, có lúc vui vẻ/buồn rầu, yêu/ghét, khen/chê, ca ngợi/phê phán. Cho nên bản tâm thanh tịnh hay chân tâm thường là tâm hằng đều luôn hiện hữu trong mỗi con người chúng ta.
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy là: “Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề” – câu này được trích trong Kinh Đại Tập.
Nếu như hiểu rõ ngụ ý của lời Phật dạy về chữ Tâm sẽ giúp chúng ta thức tỉnh, gieo tâm tốt để nhận quả ngọt. Từ đó, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản và hạnh phúc hơn.
7 Lời Phật Dạy Về Cuộc Sống An Nhiên
- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bệnh khổ, vì không bệnh khổ thì dục vọng dễ sinh
- Ở đời đừng cầu không hoạn nạn vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy
- Đừng mưu cầu không khúc mắc vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo
- Khi bắt đầu làm đừng cầu mong dễ thành công, vì việc dễ thành công thì lòng mình thường kiêu ngạo
- Xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng vì không có ma chướng thì chí nguyện không kiên cường
- Giao tiếp đừng cầu lợi cho bản thân, bởi vì cái tôi sẽ đánh mất đạo nghĩa
- Đừng cầu mong tất cả sẽ đều thuận theo ý mình vì được thuận theo ý mình lòng tất kiêu căng
Lời Kết
Lời Phật dạy về đạo làm người là kim chỉ nam quý báu về cách thức sống một cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp cho mỗi cá nhân. Bằng cách áp dụng những nguyên lý này vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể xây dựng một cộng đồng đoàn kết và hạnh phúc hơn.
Cuộc đời này là hữu hạn vậy nên hãy sống với những bằng sự tử tế, tôn trọng, bình đẳng, hãy sống bằng tâm thiện lương và có ích cho xã hội. Đó cũng là căn nguyên chính trong lời Phật dạy về đạo làm người mà con người cần phải thấu tỏ.